Lưu học sinh của Đại học Đà Nẵng được trải nghiệm thú vị về ngôn ngữ và văn hóa

Tạo điều kiện cho lưu học sinh (LHS) và sinh viên (SV) quốc tế có thêm nhiều cơ hội trao đổi, giao lưu để học hỏi, trải nghiệm là một trọng tâm trong chiến lược hợp tác và hội nhập quốc tế của Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) trong những năm qua.


Chương trình được Trường ĐH Sư phạm-ĐHĐN
tổ chức cho 108 LHS Lào học dự bị tiếng Việt 

Cuối tháng 4 vừa qua, Trường Đại học (ĐH) Sư phạm-ĐHĐN đã tổ chức cho 108 LHS Lào đang theo học Chương trình dự bị tiếng Việt của Nhà trường tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hoá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.


LHS được thuyết minh tại Bảo tàng Đà Nẵng

Theo TS. Nguyễn Văn Sang-Phó trưởng phòng Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế của Nhà trường, đây là một học phần ngoại khóa tạo cơ hội cho LHS được trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa địa phương, qua đó rèn luyện thêm tiếng Việt trong môi trường thực tế.


LHS được tìm hiểu làng đá mỹ nghệ Non Nước

Trong chuyến đi này, Nhà trường tổ chức cho LHS tham quan Danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng ký ức điêu khắc đá mỹ nghệ, làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước và điểm nhấn là tham quan Khu Đền tháp Mỹ Sơn (Duy Xuyên, Quảng Nam) được Unesco vinh danh Di sản văn hoá thế giới.


LHS tham quan và check-in
Di sản thế giới Khu Đền tháp Mỹ Sơn 

LHS Phommachak Sonexay (tỉnh Champasack) hào hứng chia sẻ, em rất thích chuyến đi thực tế như thế này bởi nhờ đó LHS biết thêm nhiều điều mới mẻ về văn hoá, lịch sử của Việt Nam. Thông qua các hoạt động trên hành trình còn tạo cơ hội cho LHS giao lưu, thực hành tiếng Việt tự tin hơn.


SV Na Uy được Viện VNUK tổ chức
đi tham quan Bảo tàng Đà Nẵng

Chuyến trải nghiệm thực tế để lại cho chúng em nhiều kỷ niệm thú vị cùng bạn bè và thầy cô. “Em nhất định sẽ giới thiệu cho gia đình và bạn bè của mình về những nơi mà em đã được đến trong chuyến đi này”, LHS Thatsany Phommasy (thủ đô Viêng Chăn) bày tỏ.


Trải nghiệm ẩm thực, giao lưu với người dân

Thông qua giao tiếp với người dân địa phương, tự đọc, hiểu các bảng giới thiệu tại các điểm tham quan, du lịch, được nghe và hướng dẫn từ các thầy, cô và hướng dẫn viên thuyết minh, LHS có thể trau dồi các kỹ năng tiếng Việt. Đặc biệt, các bạn còn được giới thiệu và thưởng thức các món ăn truyền thống địa phương.


Kỷ niệm khó quên của đêm lửa trại 

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh (VNUK), ĐHĐN cũng vừa tổ chức Chương trình Tìm hiểu văn hóa và phát triển kinh tế Việt Nam (Kulturstudier) cho 38 SV Na Uy và SV VNUK.


Tham quan Tổng Công ty Dệt may Hòa Thọ 

Với sự đồng hành của Tổ chức Kulturstudier đến từ Oslomet (Na Uy), SV quốc tế cùng SV VNUK trong đó có 06 Đại sứ SV VNUK được trải nghiệm 10 tuần học tập, tìm hiểu, giao lưu, trải nghiệm thực tế bổ ích tại các điểm đến của thành phố Đà Nẵng và di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An.

Bên cạnh những bài giảng học thuật, SV được tiếp cận thực tế qua hành trình địa phương mới lạ như: Bảo tàng Đà Nẵng; Làng của người Cơ Tu – Bho Hoong ở Quảng Nam; Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ…


Đến ĐHĐN để được trải nghiệm
tìm hiểu văn hóa và ngôn ngữ 

Emil, SV Na Uy chia sẻ, mình cảm thấy yêu thích, gần gũi với văn hóa bản địa của Việt Nam với những người dân hiền hòa, mến khách; nhiều phong tục đặc sắc, mới mẻ, nhất là phong cảnh tươi đẹp và trải nghiệm cái nóng mùa hè khác biệt với Na Uy quê hương mình. Hy vọng sẽ có thêm nhiều bạn bè quốc tế đến ĐHĐN để có những cơ hội trải nghiệm thú vị này.

Trung tâm TT-HL và Truyền thông ĐHĐN

Bài viết liên quan :

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *